Tranh chấp lao động có bắt buộc hòa giải không?
Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền, lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động,... Vậy các tranh chấp lao động có bắt buộc phải hòa giải để các bên tự thương lượng, thỏa thuận lại với nhau hay không?
Theo khoản 1 Điều 179 Bộ luật Lao động 2019, tranh chấp lao động bao gồm tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động tập thể. Mỗi loại tranh chấp lao động có quy định thủ tục hòa giải riêng, cụ thể:
1. Tranh chấp lao động cá nhân có bắt buộc hòa giải không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 188 Bộ luật Lao động 2019, tranh chấp lao động cá nhân phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:
- Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
- Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
- Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;
- Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về việc làm, về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
- Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
- Giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại.
2. Tranh chấp lao động tập thể có bắt buộc hòa giải không?
Tranh chấp lao động tập thể bao gồm tranh chấp lao động tập thể về quyền và tranh chấp tập thể về lợi ích.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 191, khoản 2 Điều 195 Bộ luật Lao động 2019 thì cả tranh chấp lao động tập thể về quyền và tranh chấp lao động tập thể về lợi ích đều phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết hoặc tiến hành thủ tục đình công.
Theo thuvienphapluat.vn
Bài viết liên quan
- Không có nội quy lao động có được xử lý kỷ luật nhân viên?
- Chính sách mới về lao động, bảo hiểm có hiệu lực tháng 2/2023
- Quy định thời gian làm thêm giờ trong năm, trong tháng [mới nhất]
- Lương tháng 13 có phải là thưởng Tết hay không?
- 05 chính sách, quy định về thuế, hóa đơn đầu năm 2023
- Điều kiện hưởng chế độ thai sản mới nhất
- Chính sách mới về lao động, tiền lương có hiệu lực tháng 01/2023
- Người lao động được tạm ứng bao nhiêu tiền lương dịp Tết Âm lịch 2023?
- Công ty nợ BHXH, nhân viên có được giải quyết chế độ thai sản?
- Những thay đổi về BHYT 5 năm liên tục từ 2023 người lao động cần biết
- Tại sao người lao động không nên rút BHXH 1 lần vào cuối năm?
- Thuế toàn phần là gì? Áp dụng đối với loại thu nhập nào?
- Thuế lũy tiến là gì? Cách tính thuế lũy tiến như thế nào?
- 18 tác động của việc tăng lương cơ sở đối với người lao động
- Tăng lương cơ sở, mức đóng BHYT năm 2023 thay đổi thế nào?