Tiền lương KPI có phải đóng BHXH, thuế TNCN không?
Để thúc đẩy hiệu quả làm việc của nhân viên, nhiều doanh nghiệp đã thực hiện việc trả lương cho người lao động theo lương cứng và KPI khi hoàn thành công việc. Vậy tiền lương KPI có phải đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), thuế thu nhập cá nhân (TNCN) không?
* KPI là từ viết tắt của Key Performance Indicator, được hiểu là chỉ số đánh giá hiệu quả công việc. Theo đó, tiền lương KPI là lương được trả theo hiệu suất công việc của nhân viên. Thay vì trả lương theo cách truyền thống thì hiện nay các doanh nghiệp sẽ áp dụng việc trả theo KPI bên cạnh lương chính nhằm tạo sự chủ động hoàn thành công việc.
Lương KPI có tính đóng BHXH không?
Khoản 2 Điều 5 Luật BHXH năm 2014 nêu rõ:
Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động.
Đồng thời, theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 17 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động ghi trong hợp đồng lao động.
Trong đó, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác được quy định cụ thể tại khoản 5 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH như sau:
- Phụ cấp lương theo thỏa thuận của hai bên, bao gồm:
+ Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ;
+ Các khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động.
- Các khoản bổ sung khác theo thỏa thuận của hai bên, bao gồm:
+ Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương;
+ Các khoản bổ sung không xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của người lao động.
Cùng với đó, tiền lương KPI được trả theo hiệu suất công việc mà người lao động làm việc nên không phải tháng nào người lao động cũng được nhận và số tiền được trả theo KPI của mỗi tháng cũng có thể là khác nhau.
Từ những căn cứ trên, có thể xác định tiền lương KPI chính là khoản bổ sung khác theo thỏa thuận của các bên. Vì vậy, tiền lương KPI sẽ được tính vào mức lương đóng BHXH của người lao động.
Căn cứ khoản 2 Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007, sửa đổi năm 2012, tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp, trợ cấp được tính là thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động.
Trong đó, điểm b khoản 2 Điều này cũng nêu rõ các khoản phụ cấp, trợ cấp thuộc tiền lương tiền công mà không bị tính thuế TNCN, bao gồm:
- Phụ cấp, trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công;
- Phụ cấp quốc phòng, an ninh;
- Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm;
- Phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực theo quy định của pháp luật;
- Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng và các khoản trợ cấp khác theo quy định của pháp luật về BHXH;
- Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm;
- Trợ cấp mang tính chất bảo trợ xã hội và các khoản phụ cấp, trợ cấp khác không mang tính chất tiền lương, tiền công theo quy định.
Như vậy, lương KPI hưởng theo hiệu quả công việc không thuộc các khoản trợ cấp, phụ cấp được miễn thuế TNCN. Do đó, tiền lương KPI cũng sẽ được cộng vào tổng thu nhập chịu thuế để tính thuế TNCN. Nếu người lao động có thu nhập cao sẽ phải nộp thuế TNCN theo quy định.
---------------------------------
Theo luatvietnam.vn
Bài viết liên quan
- Khoá học kỹ năng quản lý cấp trung
- Người tham gia BHXH sau 1-7-2025 không được rút bảo hiểm xã hội một lần
- Chương trình đào tạo Kỹ năng bán hàng và chăm sóc khách hàng cho doanh nghiệp
- Tiêu chí chọn khóa học Thực Hành Xây Dựng Hệ Thống Lương 3P chất lượng
- Khóa học Quản trị nhân sự chuyên nghiệp - Nền tảng của nghề nhân sự
- Hướng dẫn kê khai và quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2024
- Trả lương theo 3P & KPIs - Cách trả lương công bằng nhất
- NÊN HỌC TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH NHÂN SỰ Ở ĐÂU ?
- Đối tượng, điều kiện và mức hưởng chế độ tử tuất theo Luật BHXH
- Hội thảo chia sẻ giải pháp giải quyết khủng hoảng nhân sự
- Xây dựng niềm tin ở người lao động trước nỗi lo mất việc năm 2023
- Thầy Hưng và hành trình lan tỏa giá trị tốt đẹp đến cộng đồng
- THỰC HÀNH EXCEL TRONG NGHỀ NHÂN SỰ – Sự kết hợp giữa kiến thức Excel và kiến thức tiền lương một cách hoàn hảo.
- Lớp QUẢN LÝ NHÂN SỰ/Lớp GIÁM ĐỐC NHÂN SỰ - Học ở đâu chất lượng ?
- Hợp đồng lao động là gì? Những nội dung cần có trong hợp đồng lao động