Chính sách tiền lương năm 2021: Nhiều thay đổi do Covid-19
Dịch Covid-19 bất ngờ xảy ra khiến những lộ trình, dự kiến về chính sách tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã đề ra trước đây có thể sẽ phải thay đổi.
Lương tối thiểu vùng 2021 - có thể chưa tăng
Theo thông lệ, tháng 10 hàng năm là thời điểm dự thảo Nghị định về mức lương tối thiểu vùng cho năm sau được xây dựng và trình Chính phủ.
Năm nay, Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã họp và thống nhất với phương án: Tiếp tục thực hiện mức lương tối thiểu vùng năm 2020 đến hết năm 2021. Phương án này đã được trình Chính phủ xem xét, quyết định.
Như vậy, rất nhiều khả năng mức lương tối thiểu vùng năm 2021 sẽ không tăng mà giữ nguyên như hiện tại. Được biết, lý do của đề xuất này là do những tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19.
Hầu hết các doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn do dịch bệnh, việc tăng lương tối thiểu vùng kéo theo tăng mức đóng bảo hiểm xã hội và nhiều chi phí liên quan tạo nên sức ép lớn đối với các doanh nghiệp.
Trong nhiều năm trở lại đây, lương tối thiểu vùng được tăng đều đặn từng năm. Dự kiến năm 2021 sẽ là năm hiếm hoi lương tối thiểu vùng được giữ nguyên.
Lương theo vị trí việc làm - có thể chưa áp dụng
Giữa năm 2018, Ban Chấp hành trung ương đã thông qua Nghị quyết 27-NQ/TW về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Trong đó nhấn mạnh, từ năm 2021, áp dụng chế độ tiền lương mới thống nhất với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang trong toàn bộ hệ thống chính trị. Mức lương cơ sở và hệ số lương sẽ bị bãi bỏ, xây dựng hệ thống bảng lương theo vị trí việc làm (Xem thêm: Thế nào là trả lương theo vị trí việc làm?)
Việc cải cách chính sách tiền lương này đem đến kỳ vọng tiền lương được trả theo đúng năng lực thực chất, khả năng đáp ứng công việc của cán bộ, công chức, viên chức, thay vì phụ thuộc vào bằng cấp, thâm niên như hiện nay.
Tuy nhiên, theo thông tin trên tờ Lao động, Đề án cải cách tiền lương theo vị trí việc làm đang gặp khó do ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch Covid-19. Nhiều khả năng, Đề án chưa thể thực hiện trong năm 2021 như tinh thần của Nghị quyết 27, mà sẽ phải giãn lùi.
Trên đây là một số thay đổi liên quan đến chính sách tiền lương trong năm tới, do dịch Covid-19. Ngoài ra, cũng dưới tác động của dịch bệnh này, từ ngày 01/7/2020, lương cơ sở đã không tăng lên 1,6 triệu đồng/tháng mà giữ nguyên mức 1,49 triệu đồng/tháng như cũ. Hàng triệu cán bộ, công chức, viên chức đã không được tăng lương, phụ cấp ở thời điểm này.
-----------------------------
Theo luatvietnam.vn
Bài viết liên quan
- 4 hướng dẫn mới về tiền lương áp dụng từ 01/02/2021
- Người lao động cần làm gì khi công ty nợ lương?
- Thưởng Tết năm 2021: Toàn bộ quy định cần biết
- Lương tháng 13: Toàn bộ những điều cần biết
- Giảm trừ gia cảnh khi tính thuế thu nhập cá nhân 2021 gồm những ai?
- Người lao động cần biết quyền lợi này khi doanh nghiệp chậm trả lương
- Cách tính thuế thu nhập cá nhân 2021 từ tiền lương, tiền công
- 09 nội dung phải có trong Nội quy lao động
- Mẫu nội quy lao động mới, nội quy lao động năm 2021
- Cách tính trợ cấp thôi việc từ 2021 theo Nghị định 145
- Hướng dẫn chi tiết hình thức trả lương cho NLĐ từ năm 2021
- 5 thay đổi mức lương tối thiểu năm 2021
- Doanh nghiệp có được yêu cầu ký hợp đồng thử việc 2 lần?
- Công thức tính tiền thai sản đơn giản cho mọi người lao động
- Mức lương cơ bản 2021? Lương cơ bản có phải là lương đóng bảo hiểm?